Sử dụng các công cụ để đánh giá mức độ tuân thủ của bệnh nhân

  • Các biện pháp, công cụ khảo sát cùng với các biện pháp khách quan là những công cụ hữu ích để xác định hành vi của bệnh nhân đối với sức khỏe
  • Sử dụng hiệu quả các công cụ này có thể giúp bệnh nhân tuân thủ điều trị tốt hơn

Các biện pháp và công cụ khảo sát rất hữu ích trong việc xác định hành vi của bệnh nhân đối với sức khỏe

Các phương pháp định lượng rất hữu ích trong việc xác định hành vi của bệnh nhân đối với sức khỏe và hỗ trợ bệnh nhân tự kiểm soát tình trạng bệnh của mình. Ưu điểm của khảo sát và bảng câu hỏi là dễ thực hiện tại cơ sở y tế và được bệnh nhân chấp nhận.Những công cụ này cung cấp các ví dụ và thông tin rõ ràng về hành vi của bệnh nhân để bác sĩ có thể đưa ra phương án điều trị phù hợp với từng bệnh nhân.

Công cụ tự đánh giá mức độ tuân thủ” có thể chỉ đơn giản là đánh giá tần suất hoặc kiểu không tuân thủ, ví dụ: Bộ câu hỏi tuân thủ sử dụng thuốc (MAQ)2 hoặc Thang đo mức độ tuân thủ dùng thuốc (MARS)3, hoặc các công cụ khác để đánh giá nguyên nhân không tuân thủ.4 Đo lường kích hoạt bệnh nhân (PAM) là một chỉ số khá chính xác về mức độ tự nguyện, khả năng kiểm soát sức khỏe và tự chăm sóc của bệnh nhân.5,6

Những công cụ này giúp bác sĩ hiểu bệnh nhân rõ hơn sau mỗi lần thăm khám định kỳ.

Sử dụng công cụ giúp bác sĩ đánh giá tốt hơn mức độ tuân thủ của bệnh nhân

Có thể sử dụng Bộ câu hỏi tuân thủ sử dụng thuốc để đánh giá mức độ tuân thủ của bệnh nhân

Các thang đánh giá và khảo sát đo mức độ tuân thủ sử dụng thuốc có các bộ câu hỏi để người bệnh tự khai. Bộ câu hỏi này rất thực tế, linh hoạt và có thể giúp bác sĩ xác định mức độ tuân thủ cũng như niềm tin và mối lo ngại của từng bệnh nhân, đồng thời giúp bác sĩ đưa ra lời khuyên phù hợp và đúng lúc.2

Bộ câu hỏi tuân thủ sử dụng thuốc (MAQ), còn được gọi là Thang đo mức độ tuân thủ sử dụng thuốc Morisky 4 mục (MMAS-4) và Thang đo Morisky2, là thang đo mức độ tuân thủ phổ biến nhất, ngắn gọn và dễ áp dụng, được chứng minh là có hiệu quả cho nhiều loại bệnh.Các câu hỏi cho bệnh nhân tăng huyết áp có thể bao gồm:

  • Bạn có thi thoảng quên uống thuốc điều trị tăng huyết áp không?
  • Bạn có thi thoảng ngừng uống thuốc khi thấy tình trạng tăng huyết áp vẫn nằm trong tầm kiểm soát không?

Ưu điểm của bảng câu hỏi này là nó tương đối dễ quản lý, có phiên bản tiếng Anh và được áp dụng rộng rãi cho bệnh nhân mắc bệnh tim mạch7. Công cụ này cung cấp cơ sở hữu ích để các bác sĩ hiểu rõ hơn về hành vi tuân thủ của bệnh nhân, từ đó đưa ra phương pháp lâm sàng định kỳ.

Thang điểm báo cáo mức độ tuân thủ dùng thuốc đánh giá hành vi tuân thủ có chủ đích và không có chủ đích

Thang đo mức độ tuân thủ dùng thuốc (MARS) là thang đo gồm 5 hoặc 10 mục để đánh giá hành vi tuân thủ có chủ đích và không có chủ đích.3

MARS-5 bao gồm các mục mô tả hành vi không tuân thủ, được diễn đạt theo cách trung lập và không phán xét để bình thường hóa hành vi tuân thủ. Ngoài ra, thang đo này sẽ bao gồm các câu trả lời lựa chọn chi tiết hơn so với loại câu “có/không” hoặc “cao/thấp” (tức là bệnh nhân chỉ được phân loại là tuân thủ hoặc không tuân thủ.3

Đo lường kích hoạt bệnh nhân (PAM) phản ánh khả năng kiểm soát sức khỏe của bệnh nhân

Đo lường kích hoạt bệnh nhân (PAM) phản ánh “kiến thức, kỹ năng và sự tự tin của bệnh nhân trong việc kiểm soát sức khỏe và chăm sóc chính mình”, và là một chỉ số khá chính xác về mức độ tự nguyện, khả năng kiểm soát sức khỏe và tự chăm sóc của bệnh nhân.5, 6

Bộ câu hỏi PAM-13 phân loại bệnh nhân thành một trong bốn “giai đoạn kích hoạt với mức độ kích hoạt ngày càng cao. Trong đó, các giai đoạn kích hoạt ở mức độ cao hơn cho thấy bệnh nhân tham gia nhiều hơn vào các hoạt động lành mạnh như ăn kiêng và tập thể dục, đồng thời tuân thủ các hướng dẫn và phương pháp điều trị.5, 6

Khi có mức độ kích hoạt cao hơn, bệnh nhân sẽ có hành vi và kết quả lâm sàng tích cực hơn, đồng thời tuân thủ điều trị tốt hơn, việc đánh giá và tác động đến mức độ kích hoạt của bệnh nhân cũng được quan tâm rất lớn. Mối quan hệ giữa bác sĩ và bệnh nhân có vai trò quan trọng: những bác sĩ dễ trò chuyện và dễ cảm thông, cũng như thường xuyên động viên bệnh nhân tự kiểm soát sức khỏe của mình có thể giúp bệnh nhân chủ động tuân thủ điều trị hơn.6

Hạn chế của các phương pháp tự đánh giá mức độ tuân thủ hiện nay

Các nghiên cứu cho thấy hạn chế của các biện pháp lâu đời là chúng không phân biệt được giữa mức độ bỏ thuốc và nguyên nhân bỏ thuốc. Việc đánh giá riêng rẽ các yếu tố này có thể giúp toàn bộ tiến trình trở nên đơn giản hơn:4

  • Việc xác định mức độ có thể giúp xác định những bệnh nhân có mức độ tuân thủ không tốt
  • Việc xác định nguyên nhân có thể giúp xác định các mục tiêu cần can thiệp

Các công cụ như thiết bị tự báo cáo, khảo sát nhận thức về mức độ không tuân thủ (để xác định mức độ) và Thang đo độ tự tin của bệnh nhân vào mức độ tuân thủ dùng thuốc (để xác định lý do) dành cho bệnh nhân cao huyết áp đã được phát triển nhằm cải thiện phương pháp tự đánh giá mức độ không tuân thủ.4

Bệnh nhân có thể sẽ không “thừa nhận” rằng mình không tuân thủ điều trị

Bệnh nhân thường không muốn thừa nhận họ có vấn đề về mức độ tuân thủ điều trị, đặc biệt khi được hỏi trực tiếp. Họ có thể cảm thấy sợ hãi và không muốn thừa nhận rằng mình không dùng thuốc.8

Một công cụ sàng lọc đơn giản đã được phát triển, được gọi là Making Medicines Work For You (Dùng thuốc hiệu quả). Thay vì hỏi trực tiếp bệnh nhân về mức độ tuân thủ, công cụ này giúp bệnh nhân chỉ ra họ có đang gặp vấn đề nào trong bảy vấn đề với thuốc hay không (từ mô hình COM-B).  Công cụ này bao gồm các mục đánh giá về Năng lực (Tôi không thể uống quá nhiều loại thuốc), Cơ hội (Tôi không có đủ thời gian và tiền bạc để mua thuốc) và Động lực (Tôi không chắc liệu thuốc có thực sự có tác dụng với tôi). Một nghiên cứu thí điểm về bệnh nhân mắc đái tháo đường cho thấy công cụ sàng lọc có thể xác định nhiều vấn đề liên quan đến thuốc; 88% đối tượng cho biết họ gặp ít nhất một vấn đề, trong khi đó, số lượng những người chịu thừa nhận mình không tuân thủ điều trị khá ít.8

Mô hình SPUR (Xã hội, Tâm lý, Sử dụng, Lý trí) là cơ sở cho bảng câu hỏi tương tác dạng kỹ thuật số về nguy cơ có hành vi không tuân thủ điều trị và nguyên nhân cho hành vi đó. Các công nghệ số đánh giá mức độ tuân thủ này có thể cung cấp các dịch vụ hỗ trợ linh hoạt, phù hợp với bệnh nhân hơn để giúp họ thay đổi hành vi, đồng thời giúp bác sĩ không mất nhiều thời gian.9

Đôi khi, bệnh nhân sẽ không “thừa nhận” rằng mình không tuân thủ điều trị

Các biện pháp khách quan cũng là công cụ hữu ích để xác định mức độ tuân thủ

Có nhiều phương pháp khách quan để đo lường mức độ tuân thủ dùng thuốc của bệnh nhân, bao gồm:

  • Xây dựng mô hình dược động học để tính toán liều lượng thuốc bệnh nhân đã uống10
  • Các thiết bị điện tử, như Hệ thống giám sát dùng thuốc (MEMS) đã xuất hiện và được sử dụng vài năm trở lại đây để xác định mức độ tuân thủ dùng thuốc. Đây được coi là phương pháp tiêu chuẩn vàng để đánh giá hành vi dùng thuốc của bệnh nhân. MEMS là một thiết bị điện tử có nắp được gắn mạch điện tử để ghi lại thời gian mở lọ thuốc MEMS11
  • Dữ liệu kê đơn trong bệnh án điện tử (EMR) được liên kết với dữ liệu trợ cấp dược phẩm có thể giúp kiểm tra tỷ lệ bổ sung thuốc kê đơn và các yếu tố liên quan. Một nghiên cứu ở Mỹ cho thấy phần lớn bệnh nhân (đặc biệt là bệnh nhân không có tiền sử điều trị) không mua bổ sung thêm thuốc điều trị tăng huyết áp12.

Sử dụng bảng câu hỏi và công cụ sàng lọc để cải thiện mức độ tuân thủ

Bác sĩ có thể dùng các câu trả lời của bệnh nhân từ bảng câu hỏi và công cụ sàng lọc để tăng tính kích hoạt ở bệnh nhân và tuân thủ điều trị hơn.2–6 Một số bệnh nhân tăng huyết áp có thể sẽ nghĩ rằng mình không có trách nhiệm phải kiểm soát tình trạng sức khỏe của mình, những bệnh nhân này có thể thiếu kiến thức cơ bản về bệnh tăng huyết áp và không nắm rõ được những hệ quả tiềm ẩn. Bác sĩ có thể giải thích cho họ về tình trạng bệnh và vai trò của họ trong việc kiểm soát tình trạng sức khỏe của mình. Tương tự, những bệnh nhân có tính kích hoạt cao hơn thường có các kỹ năng và kiến thức cần thiết để kiểm soát bệnh tăng huyết áp và họ tuân thủ điều trị tốt hơn.

Tuy nhiên, mức độ tuân thủ của họ có thể kém đi do phải chịu căng thẳng hoặc đột nhiên gặp phải biến cố sức khỏe.13 Nếu vậy, bác sĩ có thể làm tăng tính kích hoạt và sự tuân thủ điều trị bằng cách luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc hay mối lo lắng của bệnh nhân và hỗ trợ nhiệt tình cho bệnh nhân trước những thay đổi đột ngột.

Tài liệu tham khảo:

  1. Culig J and Leppée M. From Morisky to Hill-bone; self-reports scales for measuring adherence to medication. Coll Antropol 2014;38(1):55–62.
  2. Lam WY, et al. Medication Adherence Measures: An Overview. Biomed Res Int 2015;2015:217047.
  3. Chan AHY, et al. The Medication Adherence Report Scale: A measurement tool for eliciting patients’ reports of nonadherence. Br J Clin Pharmacol 2020;86:1281–88.
  4. Voils CI, et al. Initial validation of a self-report measure of the extent of and reasons for medication nonadherence. Med Care 2012;50(12):1013–19.
  5. Kinney RL, et al. The association between patient activation and medication adherence, hospitalization, and emergency room utilization in patients with chronic illnesses: a systematic review. Patient Educ Couns 2015;98(5):545–52.
  6. Graffigna G, et al. The role of Patient Health Engagement Model (PHE-model) in affecting patient activation and medication adherence: A structural equation model. PLoS One 2017;12(6):e0179865.
  7. Lavsa SM, et al. Selection of a validated scale for measuring medication adherence. J Am Pharm Assoc 2011;51(1):90–4.
  8. Weinman J, et al. Pilot Testing Of A Brief Pre-Consultation Screener For Improving The Identification And Discussion Of Medication Adherence In Routine Consultations. Patient Preference and Adherence 2019;13:1895–8.
  9. Dolgin K. The SPUR Model: A Framework for Considering Patient Behavior. Patient Preference and Adherence 2020;14:97–105.
  10. Özdemir V and Endrenyi L. A New Approach to Measure Adherence to Medicines Using Biomarkers and Sensors. OMICS 2019;23(7):334–7.
  11. Van Heuckelum M, et al. The effect of electronic monitoring feedback on medication adherence and clinical outcomes: A systematic review. PLoS ONE 2017;12(10):e0185453.
  12. Park Y, et al. Prescription fill rates for acute and chronic medications in claims-EMR linked data. Medicine (Baltimore) 2018;97(44):e13110.
  13. Hibbard JH, et al. Development of the Patient Activation Measure (PAM): Conceptualizing and Measuring Activation in Patients and Consumers. Health Serv Res 2004;39(4):1005–26.