Kích hoạt bệnh nhân để cải thiện tính tuân thủ
Thông điệp chính
- Đo lường Kích hoạt Bệnh nhân (Patient Activation Measure – PAM) và Bộ Câu Hỏi Tuân Thủ Sử dụng Thuốc (Medication Adherence Questionnaire – MAQ) là những công cụ mà đội ngũ nhân viên y tế có thể dùng để đánh giá hành vi sức khoẻ của người bệnh.
- PAM có thể được sử dụng để đánh giá khả năng của người bệnh trong việc quản lý sức khoẻ và tình trạng bệnh của họ: Bộ Câu Hỏi Tuân Thủ Sử Dụng Thuốc có thể được sử dụng để đánh giá mức độ tuân thủ của người bệnh đối với liệu pháp kê đơn.
- Các nhân viên y tế có thể sử dụng những công cụ này để xác định nhu cầu của người bệnh, bám sát thông tin mục tiêu và hỗ trợ can thiệp.
Các công cụ khảo sát đã được xác thực rất hữu ích để mô tả đặc điểm hành vi sức khỏe của bệnh nhân
Như chúng ta đã từng xem xét ở các bài viết khác, bệnh mạn tính là vấn đề y tế công cộng toàn cầu, có tỷ lệ mắc và các chi phí liên quan đến các bệnh này ngày càng gia tăng. Hành vi tự quản lý của người bệnh bao gồm tuân thủ đối với các chỉ định điều trị là yếu tố quyết định duy nhất được xem là mạnh nhất cho việc tiên lượng bệnh ở bệnh nhân.1
Chóng mặt là triệu chứng của rối loạn tiền đình ngoại biên hoặc trung ương và khoảng 10% dân số sẽ phải vật lộn với chứng bệnh này trong cuộc đời.2 Điều trị bằng thuốc và tự quản lý bao gồm cả các điều chỉnh tâm lý xã hội. Trong khi thông tin về các mô hình tuân thủ điều trị rối loạn tiền hình còn hạn chế, các mô hình tuân thủ điều trị bệnh động kinh có thể có nhiều thông tin hơn.* Việc tuân thủ điều trị động kinh có liên quan đến cải thiện kiểm soát các triệu chứng của bệnh, tuy nhiên, tỷ lệ không tuân thủ là đáng kể và có quan hệ với các kết cục xấu hơn.3
Những bộ khung như Thuyết Hành Vi Hoạch Định và Bánh Xe Thay đổi Hành vi có thể cung cấp sự thấu hiểu hữu ích về hành vi sức khoẻ của người bệnh và đề xuất chiến lược cải thiện tính không tuân thủ cũng như kết quả của bệnh. Tuy nhiên, các khung này không giải quyết được câu hỏi, Thế nào là hành vi tuân thủ?
Một loạt các biện pháp định lượng đã được đánh giá đã được phát triển giúp xác định đặc trưng hành vi sức khoẻ và hỗ trợ người bệnh trong việc tự quản lý tình trạng bệnh của họ. Những biện pháp và bảng câu hỏi xây dựng dựa trên sự khảo sát có thể dễ dàng được thực thi tại thời điểm chăm sóc người bệnh và cũng có thể cung cấp sự thấu hiểu quan trọng trong hành vi, niềm tin, và rào cản đối với tuân thủ của người bệnh.4 Các nhân viên y tế có thể sử dụng thông tin từ những biện pháp này để cung cấp các can thiệp có mục tiêu và các nhân hoá việc chăm sóc người bệnh. Đo Lường Kích Hoạt Bệnh Nhân (PAM), Bộ Câu Hỏi Tuân Thủ Sử Dụng Thuốc (MAQ) và Bộ Câu Hỏi Tuân Thủ Ngắn Gọn (BMQ) đều là những công cụ khảo sát hữu ích.5
Đội ngũ y tế hỗ trợ về mặt tinh thần có khả năng kích hoạt người bệnh cao hơn và cho kết quả tuân thủ tốt hơn, họ cố gắng tìm cách giúp đỡ người bệnh nhận quyền kiểm soát về việc tự quản lý bệnh tình của mình.
PAM phản ánh khả năng quản lý sức khoẻ của người bệnh
PAM phản ánh “kiến thức, kỹ năng [,] và sự tự tin của mỗi cá nhân trong việc quản lý sức khoẻ và chăm sóc chính bản thân mình,” và đó chính là chỉ số tin cậy nhất về sự sẵn lòng và khả năng tự quản lý sức khoẻ cũng như chăm sóc bản thân của người bệnh. Thuyết kích hoạt được bắt nguồn từ Mô Hình Hành Vi Xuyên Lý Thuyết (Mô HÌnh Xuyên Lý Thuyết) đã được thảo luận trước đó trong loạt bài viết này.6
Bộ 13 câu hỏi của PAM phân loại người bệnh theo mức độ tăng dần vào một trong bốn “giai đoạn kích hoạt”. Giai đoạn kích hoạt cao hơn chỉ ra rằng người bệnh tham gia nhiều hơn các hành vi có lợi cho sức khoẻ, chẳng hạn như: chế độ ăn, luyện tập và tuân thủ theo các chỉ dẫn và điều trị.1,6
Kích hoạt bệnh nhân có liên quan đến biểu hiện lâm sàng tích cực và các kết quả được cải thiện. Có một mối quan tâm đáng kể đối với khả năng đánh giá và ảnh hưởng tới giai đoạn kích hoạt người bệnh. Điều quan trọng là mối quan hệ của nhân viên y tế/người bệnh và sự hiệu quả trong giao tiếp của nhân viên y tế đã được thiết lập: những nhân viên y tế có khả năng hỗ trợ tinh thần và dễ dàng tiếp cận với bệnh nhân, họ công nhận quyền tự chủ của người bệnh và thúc đẩy sự tự quản lý ở người bệnh, cũng chính là người có liên quan đến khả năng kích hoạt bệnh nhân ở mức độ cao hơn.6
Bộ câu hỏi sử dụng thuốc có thể định lượng hiệu quả tính tuân thủ của người bệnh
Các thang đo và các khảo sát xác định tính tuân thủ thuốc một cách cụ thể bao gồm bộ câu hỏi tự báo cáo. Những bộ câu hỏi này có tính chất thực tiễn, linh hoạt và có thể giúp nhân viên y tế xác định niềm tin và mối quan tâm của từng người bệnh đồng thời cung cấp phản hồi liên quan, theo thời gian thực cho cả người bệnh và nhân viên y tế 7. Mặc dù có sẵn một số bộ câu hỏi về tuân thủ, Bộ Câu Hỏi Tuân Thủ Sử Dụng Thuốc và Bộ Câu Hỏi Tuân Thủ Ngắn gọn luôn được lấy làm dẫn chứng như những ví dụ đã được đánh giá trong y văn.4,5,7
- Bộ Câu Hỏi Tuân Thủ Sử Dụng Thuốc (MAQ), còn được gọi là Thang Tuân Thủ Sử Dụng Thuốc Morisky -4 (MMAS-4) hoặc Thang Đo Morisky,7 là thang đo tuân thủ phổ biến nhất. Bộ câu hỏi này ngắn, dễ sử dụng và được giá trị hoá trên nhiều loại bệnh khác nhau. Nó giải quyết được các rào cản đối với việc tuân thủ nhưng không bao gồm thước đo năng lực của bản thân.4 Câu hỏi dành cho những bệnh nhân chóng mặt sẽ bao gồm:
- Thỉnh thoảng bạn có quên uống thuốc không?
- Khi bạn cảm nhận được triệu chứng chóng mặt trong tầm kiểm soát, bạn có thỉnh thoảng dừng uống thuốc không?
- Bộ Câu hỏi Tuân Thủ Ngắn gọn tương tự như MAQ, được tính toán gọn lại và có khả năng phát hiện các kiểu cũng như các lý do khác nhau của hành vi không tuân thủ, bao gồm chế độ trị liệu (lặp đi lặp lại so với thỉnh thoảng), niềm tin vào hiệu quả thuốc và khả năng nhắc nhở (khó khăn trong việc nhớ uống thuốc). Mặc dù tên gọi như vậy, nhưng Bộ Câu Hỏi Tuân Thủ Ngắn gọn khó dùng ở thời điểm chăm sóc. Câu hỏi dành cho những bệnh nhân chóng mặt sẽ bao gồm:
- Bạn uống bao nhiều loại thuốc điều trị chóng mặt?
- Liệt kê toàn bộ loại thuốc điều trị chóng mặt hiện đang sử dụng?4
Mặc dù mỗi biện pháp đánh giá đều có sự đồng nhất về ưu và nhược điểm, nhưng tất cả các biện pháp này có thể được thực thi vào thời điểm chăm sóc, và chúng tương đối dễ thực hiện, có sẵn ngôn ngữ bằng tiếng Anh, và dễ dàng áp dụng cho bệnh nhân chóng mặt.5 Những kết quả thu được cung cấp thông tin hữu ích cho nhân viên y tế để hiểu được hành vi tuân thủ của người bệnh và họ có thể đưa ra thực hành lâm sàng thường quy cũng như các biện pháp can thiệp không tuân thủ điều trị.
Các biện pháp tuân thủ điều trị có thể cung cấp sự thấu hiểu hữu ích trong thực hành lâm sàng
PAM và Bộ Câu Hỏi Tuân Thủ Sử Dụng Thuốc có thể giúp nhân viên y tế hiểu được thái độ và niềm tin vào sức khoẻ cũng như thói quen tuân thủ của người bệnh. Hiểu được người bệnh đang ở vị trí nào trong quá trình kích hoạt có thể giúp họ đề xuất hình thức hỗ trợ và can thiệp tốt nhất. Các giai đoạn kích hoạt của PAM có thể được minh họa bằng một ví dụ điển hình trên bệnh nhân chóng mặt:
- Giai đoạn 1 – Thờ ơ và choáng ngợp: Người bệnh không có niềm tin mạnh mẽ hoặc không hiểu được vai trò của mình trong việc quản lý chăm sóc sức khoẻ. Người bệnh có thể không tìm kiếm thông tin về tình trạng của mình hoặc không sử dụng thuốc theo chỉ định bởi vì anh ta không thấy được trách nhiệm của bản thân đối với việc quản lý các triệu chứng bệnh của mình.
- Giai đoạn 2 – Biết nhưng đang đấu tranh: Người bệnh cảm thấy được trách nhiệm của bản thân với việc quản lý chăm sóc và tuân thủ điều trị nhưng họ có thể không uống thuốc theo chỉ dẫn bởi vì họ không hiểu hết được giá trị của việc làm đó hoặc vì họ chưa có lòng tinh cần thiết đối với điều đó.
- Giai đoạn 3 – Hành động: Người bệnh có đầy đủ thông tin và khả năng tự quyết, họ thực hiện việc thay đổi lối sống cần thiết cũng như tuân thủ điều trị theo chỉ định. Tuy nhiên, người bệnh vẫn cần được hỗ trợ thêm để duy trì mức độ tuân thủ của mình.
- Giai đoạn 4 – Duy trì và cải thiện: Người bệnh đã tuân thủ chỉ định của bác sĩ trong thời gian điều trị mà không cảm thấy căng thẳng và họ có thể được hưởng lợi từ sự hỗ trợ bổ sung.8,9
Trong suốt quá trình kiểm tra định kỳ dành cho người bệnh, nhân viên y tế có thể sử dụng những biện pháp này để đạt được sự thấu hiểu đối với việc cải thiện tính tuân thủ của người bệnh. Mặc dù không quản lý các công cụ cụ thể này, nhưng nhân viên y tế có thể làm theo yêu cầu dựa vào PAM và Bộ Câu Hỏi Sử Dụng Thuốc:
Nhân viên y tế có thể sử dụng những phản hồi của người bệnh để điều chỉnh những hỗ trợ cần thiết nhằm thúc đẩy sự kích hoạt người bệnh và cải thiện tính tuân thủ. Người bệnh không nhận thấy được trách nhiệm của bản thân trong việc quản lý các triệu chứng chóng mặt và các kết cục có thể xảy ra. Nhân viên y tế sẽ hướng dẫn cho họ về tình trạng bệnh và các triệu chứng liên quan. Tương tự vậy, người bệnh với khả năng kích hoạt cao hơn có thể có những kỹ năng và kiến thức cần thiết để quản lý tình trạng bệnh và tuân thủ kế hoạch điều trị, nhưng hành vi tuân thủ của họ có thể bị chệch hướng bởi áp lực hoặc bất trắc trong cuộc sống hoặc những biến cố sức khoẻ.8 Nhân viên y tế nên tác động tích cực đến sự kích hoạt và tính tuân thủ bằng các cuộc khảo sát cũng như giải quyết các thắc mắc hoặc các mối quan tâm của người bệnh, đảm bảo với người bệnh biết rằng luôn sẵn sàng hỗ trợ nếu có bất kỳ thay đổi đột ngột nào.
Các can thiệp dựa trên thuyết có sẵn cho nhân viên y tế và người bệnh
HIện có nhiều mô hình hành vi khác nhau để tìm hiểu và tác động đến tuân thủ điều trị và hành vi sức khoẻ của người bệnh. Những cuộc khảo sát và các bộ câu hỏi có thể bổ trợ nhiều hơn cho cách tiếp cận định tính. Nhân viên y tế có thể áp dụng toàn bộ hoặc một phần những công cụ này để mô tả nhu cầu của người bệnh và cung cấp hỗ trợ thích hợp. Nhân viên y tế thường tiếp cận với nhiều mô hình can thiệp và Chương Trình Hỗ Trợ Bệnh Nhân dựa vào những lý thuyết này và được phát triển từ các chuyên gia y tế để hỗ trợ quản lý tình trạng bệnh mãn tính. Chương Trình Hỗ Trợ Bệnh Nhân sẽ được thảo luận trong các bài viết sau của loạt bài này.
Tài liệu tham khảo
1. Rebecca L. Kinney et al. (2015). “The association between patient activation and medication adherence, hospitalization, and emergency room utilization in patients with chronic illnesses: A systematic review,” Patient Education and Counseling, (98):5, pp. 545–552.
2. Eva Kovacs et al. (2019). “Economic burden of vertigo: A systematic review,” Health Economics Review, (9):1 p. 37. https://doi:10.1186/s13561-019-0258-2
3. James W. McAuley et al. (2008). “An evaluation of self-management behaviors and medication adherence in patients with epilepsy,” Epilepsy & Behavior, (13):4, pp. 637–641.
4. Josip Culig & Marcel Leppee (2014). “From Morisky to Hill-Bone; self-reports scales for measuring adherence to medication,” Collegium Antropologicum, (38):1, pp. 55–62.
5. Stacey M. Lavsa, Ashley Holzworth, & Nicole T. Ansani (2011). “Selection of a validated scale for measuring medication adherence,” Journal of the American Pharmacists Association, (51):1, pp. 90–94.
6. Guendalina Graffigna, Serena Barello, & Andrea Bonanomi (2017). “The role of Patient Health Engagement Model (PHE-model) in affecting patient activation and medication adherence: A structural equation model,” PloS One, (12):6. https://doi: 10.1371/journal.pone.0179865
7. Wai Yin Lam & Paula Fresco (2015). “Medication adherence measures: An overview,” BioMed Research International, Epub. https://doi.org/10.1155/2015/217047
8. Judith H. Hibbard et al. (2004). “Development of the Patient Activation Measure (PAM): Conceptualizing and measuring activation in patients and consumers,” Health Services Research, (39):4, Pt. 1, pp. 1005 –26. https://doi:10.1111/j.1475-6773.2004.00269.x
9. Ronald Gimbel et al. (2017). “Enhancing mHealth technology in the patient-centered medical home environment to activate patients with Type 2 diabetes: A multisite feasibility study protocol,” JMIR Research Protocols, (6):3, e38.
10. Michael Weiser et al. (1998). “Homeopathic vs conventional treatment of vertigo,” JAMA Archives of Otolaryngology–Head & Neck Surgery, (124):8, p. 879. doi:10.1001/archotol.124.8.879