Tuân thủ – hay còn được hiểu là cách bệnh nhân làm theo và theo sát việc điều trị y tế, đây là một khía cạnh quan trọng để cải thiện sức khỏe của mọi người. Tại Abbott, chúng tôi đang thực hiện một phương pháp đặc biệt để nâng cao tính tuân thủ, giúp bệnh nhân sống khỏe mạnh hơn.

Mặc dù rất nhiều tiến bộ y học và thuốc mới ra mắt, việc kiểm soát các bệnh mãn tính khác nhau vẫn chưa được cải thiện, chủ yếu do không tuân thủ điều trị1,2

31%

bệnh nhân không dùng hết thuốc
theo toa thuốc đầu tiên.3,4

50%

bệnh nhân không tuân theo
hướng dẫn điều trị.5

1/3

bệnh nhân ngưng điều trị
sớm hơn thời gian khuyến cáo.4

Không tuân thủ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến xã hội và nền kinh tế.

200.000

Tuân thủ kém dẫn đến 200.000 ca tử vong sớm mỗi năm tại Châu Âu.4

125 tỷ

125 tỉ euro là chi phí dịch vụ y tế phát sinh thêm ở Châu Âu mỗi năm, và 105 tỉ đô la Mỹ/năm là chi phí cho những trường hợp nhập viện lẽ ra có thể tránh được (nếu tuân thủ điều trị).4

Không tuân thủ điều trị là một thách thức đa chiều do các yếu tố khác nhau bao gồm:

Nhận thức của bệnh nhân

  • Kiến thức không đầy đủ về liệu pháp điều trị
  • Ít giao tiếp với các nhân viên y tế6

Tín ngưỡng văn hóa-xã hội

  • Tín ngưỡng văn hóa
  • Sợ tác dụng phụ
  • Thiếu niềm tin vào việc điều trị6

Mệt mỏi với việc điều trị

  • Không nhìn thấy rõ lợi ích trong điều trị lâu dài
  • Lịch dùng thuốc phức tạp6

Những yếu tố kinh tế

  • Lo lắng về tài chính
  • Thiếu các dịch vụ chăm sóc sức khỏe6

Thiếu dịch vụ chăm sóc y tế là một trong những thách thức chính trong vấn đề chăm sóc sức khỏe ở các quốc gia đang phát triển.

Tập trung nguồn lực y tế ở những vùng đô thị, sự phân bổ không đồng đều


83,5% bác sĩ ở Thái Lan tập trung ở vùng thành thị.7 Ở Ấn Độ, 59,2% nhân viên y tế tập trung ở các đô thị lớn, trong khi đó vùng này chỉ chiếm 27,8% dân cư.8

Thời gian tư vấn chăm sóc sức khỏe ban đầu rất hạn chế ở hơn nửa dân số thế giới9


Việc dành thời gian với bác sĩ là rất quan trọng để giải thích tình trạng bệnh cũng như chia sẻ các thông tin điều trị thiết yếu. Điều này khá hạn chế – ở Ấn Độ bác sĩ chỉ có thể dành 1,5 phút để khám cho bệnh nhân, trong khi đó ở Thuỵ Điển là 22,5 phút.9

Giải quyết vấn đề tuân thủ là một bước tiến quan trọng cho việc cải thiện kết quả sức khỏe của người bệnh.

Thông thường, sau khi được chẩn đoán, dùng thuốc là bước đầu tiên trên hành trình cải thiện sức khỏe. Nhưng một số lượng lớn bệnh nhân không dùng thuốc theo đúng chỉ định. Tuân thủ điều trị là mức độ mà bệnh nhân tuân theo điều trị và khuyến cáo y khoa.10

FULFILMENT

Hoàn thành điều trị: có nghĩa là bệnh nhân tiếp nhận các loại thuốc do bác sĩ kê đơn.11

PERSISTENCE

Duy trì điều trị: có nghĩa là bệnh nhân đã sử dụng thuốc trong thời gian dự định ban đầu11-13

COMPLIANCE

Tuân thủ đúng cách: có nghĩa là người bệnh tuân thủ theo thời gian dự định, liều lượng và chỉ định sử dụng thuốc11-13

Thuốc không có tác dụng ở những bệnh nhân không dùng thuốc.” C. Everett Koop, former US surgeon general

Tuân thủ là một hành vi

Ước tính 25% bệnh nhân cho biết “quên” là lý do chính dẫn đến việc không tuân thủ điều trị.15

Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy rằng việc nhắc nhở chỉ thật sự hữu ích nếu người bệnh có động lực để tuân thủ.16

Tuân thủ là một hành vi sức khoẻ lặp lại và tiếp diễn. Nếu bệnh nhân không tuân thủ, họ cần sự giúp đỡ để thay đổi hành vi. Sử dụng sự can thiệp hành vi dựa trên chứng cứ và thuyết hành vi có thể tác động đến kết quả điều trị của bệnh nhân.

Khoa học hành vi có thể giúp chúng ta hiểu tại sao bệnh nhân không tuân thủ điều trị.
Hãy tìm hiểu thêm bằng việc khám phá các bài viết chuyên sâu và đón xem các buổi học chuyên đề.

Phương pháp đặc biệt để nâng cao tính tuân thủ mà chúng tôi thực hiện là tập huấn cho các nhân viên y tế và thúc đẩy bệnh nhân, kết hợp với khoa học hành vi và công nghệ.

Chuyển từ điều trị bệnh

sang kết nối và thúc đẩy bệnh nhân

Thông qua sự hợp tác với các chuyên gia đầu ngành trong cộng đồng y khoa, chúng tôi cùng hướng tới một mục tiêu chung là cải thiện sức khỏe cho mọi người bằng việc giúp đỡ họ nâng cao tính tuân thủ điều trị.

  1. Haynes RB, Ackloo E, Sahota N, McDonald HP, Yao X. Interventions for enhancing medication adherence. Cochrane Database of Systematic Reviews 2008, Issue 2 Art. No.:CD000011. DOI: 10.1002 / 14651858.CD000011.pub3.
  2. Edelman SV, Polonsky WH. Type 2 Diabetes in the Real World: The Elusive Nature of Glycemic Control. Diabetes Care. 2017; 40 (11): 1425-1432. doi: 10.2337 / dc16-1974.
  3. Fischer MA, Stedman MR, Lii J, et al. Primary medication non-adherence: analysis of 195,930 electronic prescriptions. J Gen Intern Med. 2010; 25 (4): 284-290. doi: 10.1007 / s11606-010-1253-9
  4. Organisation for Economic Co-operation and Development, 2018. Http://Www.Oecd.Org/Officialdocuments/Publicdisplaydocumentpdf/?Cote=DELSA/HEA/WD/HWP(2018)2&Doclanguage=En. OECD Health Working Paper No. 105 “Investing in medication adherence improve health outcomes and health system efficiency” Adherence to medicines for diabetes, hypertension, and hyperlipidaemia. 
  5. Brown MT, Bussell JK. Medication adherence: WHO cares?. Mayo Clin Proc. 2011;86(4):304-314. doi:10.4065/mcp.2010.0575
  6. World Health Organization (WHO), 2003. Adherence to long-term therapies – Evidence For Action. Available at: https://www.who.int/chp/knowledge/publications/adherence_full_report.pdf. Accessed December 2020.
  7. Deloitte, 2016. Healthcare For The Pre-Middle Class In Emerging Economies. [online] Available at: https://www2.deloitte.com/content/dam/Deloitte/sg/Documents/risk/sea-risk-healthcare-in-emerging-economies.pdf [Accessed 2 December 2020].
  8. World Health Organization (WHO), 2016. The health workforce in India – Human Resources for Health Observer Series No. 16. [online] Available at: https://www.who.int/hrh/resources/16058health_workforce_India.pdf Accessed December 2020
  9. Irving G, Neves AL, Dambha-Miller H, et al. International variations in primary care physician consultation time: a systematic review of 67 countries. BMJ Open. 2017; 7 (10): e017902. Published 2017 Nov 8. doi: 10.1136 / bmjopen-2017-017902.
  10. Kenreigh CA, Medication Adherence: A Literature Review, 2005. Available at: www.medscape.com/viewarticle/514164. Accessed December 2020.
  11. Jimmy B, & Jimmy J. Patient medication adherence: Measures in daily practice. Oman Medical Journal; 2011; 26(3): 155-9. 2: Abhijit S. Gadkari & Colleen A. McHorney (2010) Medication nonfulfillment rates and reasons: narrative systematic review, Current Medical Research and Opinion, 26:3, 683-705
  12. Cramer JA, Roy A, Burrell A, et al. Medication compliance and persistence: terminology and definitions. Value Health. 2008;11(1):44-47.
  13. Vrijens B, De Geest S, Hughes DA, et al. A new taxonomy for describing and defining adherence to medications. Br J Clin Pharmacol. 2012; 73 (5): 691-705. doi: 10.1111 / j.1365-2125.2012.04167.
  14. Bonaccorso S, Sturchio JL. Perspectives from the pharmaceutical industry. BMJ 2003; 327; 863 doi: https://doi.org/10.1136/bmj.327.7419.863
  15. Khan MU, Shah S, Hameed T. Barriers to and determinants of medication adherence among hypertensive patients attended National Health Service Hospital, Sunderland. J Pharm Bioallied Sci. 2014;6(2):104-108. doi:10.4103/0975-7406.129175.
  16. Choudhry NK, Krumme AA, Ercole PM, et al. Effect of Reminder Devices on Medication Adherence: The REMIND Randomized Clinical Trial. JAMA Intern Med. 2017;177(5):624-631. doi:10.1001/jamainternmed.2016.9627