Tác động của việc không tuân thủ điều trị bệnh chóng mặt, chi phí cao hơn và kết cục xấu hơn

Thông điệp chính

  • Không tuân thủ dùng thuốc khá phổ biến và ước tính tổng chi phí hàng nằm đối với các nước phát triển là 290 tỷ USD ở Mỹ và 1,25 tỷ Euro ở Châu Âu.
  • Chóng mặt là một gánh nặng lớn đối với người bệnh và người chăm sóc, đặc biệt là vì người bệnh có xu hướng cần sự chăm sóc khẩn cấp khi gặp các triệu chứng cấp tính của bệnh.
  • Những cải thiện nhỏ trong tuân thủ có thể cải thiện đáng kể việc quản lý triệu chứng bệnh và giảm chi phí.

Tuân thủ điều trị có thể cải thiện hiệu quả đáng kể

Chóng mặt hay choáng váng là những triệu chứng rất phổ biến và gây ảnh hưởng nặng nề lên sức khoẻ nếu không được kiểm soát1. Các triệu chứng này làm suy giảm khả năng lao động nghiêm trọng và tăng tỉ lệ can thiệp y tế2. Thuốc và các liệu pháp được áp dụng rộng rãi trong điều trị chóng mặt có thể cải thiện kết quả3,4. Tuân thủ đóng vai trò quan trọng trong hiệu quả điều trị, tuy nhiên ở các nước thu nhập thấp và trung bình, vấn đề tuân thủ kém đã làm trầm trọng thêm gánh nặng bệnh tật ở những quốc gia này.7

Không tuân thủ là vấn đề toàn cầu làm tăng chi phí và các ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả

Không tuân thủ các liệu pháp theo chỉ định, đặc biệt là sử dụng thuốc, có thể liên quan tới kết cục tiêu cực, giảm chất lượng cuộc sống và lãng phí nguồn lực chăm sóc sức khoẻ.3 Mức chi phí liên quan đến việc không tuân thủ điều trị thật sự rất đáng kinh ngạc: Ước tính tổng chi phí hàng năm cho Mỹ và Châu Âu tương ứng với  290 tỷ USD và 1,25 tỷ Euro.8 Tại Anh, việc không tuân thủ được cho là khiến NHS (Dịch vụ Y tế quốc gia) thiệt hại hơn 500 triệu bảng Anh mỗi năm.9 Các nghiên cứu ở Mỹ đã chỉ ra rằng không tuân thủ thuốc là nguyên nhân của 10% nhập viện và 23% người cao tuổi phải vào viện dưỡng lão,10 với bệnh nhân không tuân thủ điều trị cần phải bổ sung ba lần khám bệnh mỗi năm và tăng thêm 2.000 USD chi phí điều trị hàng năm.8 Mặc dù không có các thông tin cụ thể về tình trạng không tuân thủ ở các nước đang phát triển, vì các loại thuốc phòng ngừa thứ phát được cho là khó có khả năng phân phối và sử dụng tại các nước này, tỷ lệ không tuân thủ điều trị và hệ quả liên quan đến chi phí chăm sóc sức khoẻ chắc chắn theo chiều hướng tệ hơn.2

Cải thiện tuân thủ điều trị chóng mặt có thể giảm bớt gánh nặng cho người bệnh và nhân viên y tế

Điều trị chóng mặt là gánh nặng cho cả người bệnh và nhân viên y tế. Trong khi điều trị chóng mặt thường ở mức chăm sóc ban đầu, thì những người bị chóng mặt cấp tính có thể được thấy ở tất cả các mức của hệ thống chăm sóc sức khoẻ, bao gồm dịch vụ cấp cứu, dẫn đến các thủ tục phức tạp và không cần thiết, tái khám chuyên khoa và thậm chí nhập viện. Các nghiên cứu ở các nước phát triển đã chứng minh rằng người bệnh chóng mặt có 9,6 lần đến khám bác sĩ gia đình, 7,2 lần đến khám bác sĩ chuyên khoa và 2,4 lần xuất hiện ở phòng cấp cứu dẫn đến thời gian nằm viện hàng năm là 6,8 ngày. Các thủ thuật như chụp cộng hưởng từ hoặc chụp cắt lớp vi tính có thể được thực hiện cho hơn 82% người bệnh.2 Trong nghiên cứu ở Anh, tổng chi phí trực tiếp cho bệnh Meniere’s, một trong những nguyên nhân gây ra chóng mặt, ước tính lên tới hơn 900 triệu USD.11 Mặc dù, thông tin về tuân thủ đối với những người mắc bệnh chóng mặt còn hạn chế, nhưng ngay cả những cải thiện nhỏ trong việc tuân thủ để giúp việc quản lý triệu chứng được cải thiện một cách hợp lý có thể tác động đáng kể trong việc giảm thiểu gánh nặng cho bệnh nhân và tiết kiệm trong việc sử dụng những dịch vụ chăm sóc sức khoẻ không cần thiết.2

Không tuân thủ là nguyên nhân của 10% nhập viện và 23% người cao tuổi phải vào dưỡng đường, đối với những bệnh nhân thường không tuân thủ đều được yêu cầu bổ sung ba lần khám bệnh cho mỗi năm và tăng thêm 2.000 USD chi phí điều trị hàng năm.

Giải quyết các chi phí gián tiếp của bệnh chóng mặt là cơ hội quan trọng để cải thiện kết quả

Các chi phí gián tiếp cho bệnh chóng mặt là vấn đề đáng để chú ý. Từ khía cạnh tài chính, các triệu chứng của bệnh chóng mặt có liên quan tới việc mất đến 69 ngày làm việc trong khoảng thời gian 12 tháng. Khoảng 70% người bệnh phải giảm bớt khối lượng công việc, 4,6% thay đổi công việc và 5,7% nghỉ việc. Từ khía cạnh phi tài chính, có tới 18% người bệnh chia sẻ họ tránh rời khỏi nhà, phần lớn người bệnh nói rằng chất lượng cuộc sống của họ giảm sút và lo ngại về nguy cơ té ngã tăng lên.2 Những ước tính này chưa tính đến tác động đối với gia đình, khi mất nguồn lao động chính có thể sẽ ảnh hưởng đến kinh tế gia đình cũng như toàn xã hội. Các can thiệp điều trị đơn giản có thể làm giảm các triệu chứng chóng mặt và tránh được các biến chứng, đây chính là mấu chốt tiềm năng để làm giảm các tác động liên quan đến vấn đề phi tài chính và cải thiện chất lượng cuộc sống của cả người bệnh, gia đình cũng như xã hội.

Cải thiện tình trạng bệnh chóng mặt yêu cầu cần có sự hiểu biết toàn diện về điều hướng tính tuân thủ

Tầm ảnh hưởng của bệnh chóng mặt cùng với tác động tiêu cực của không tuân thủ điều trị đòi hỏi phải đưa ra giải pháp. Ảnh hưởng đến tuân thủ điều trị là các yếu tố đa dạng và phức tạp. Các giải pháp ban đầu để cải thiện sự tuân thủ bắt nguồn từ sự hiểu biết toàn diện về sự điều hướng tuân thủ điều trị và cách mà chúng được giải quyết. Các bác sĩ đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện tính tuân thủ của người bệnh,4 cả về điều trị bằng thuốc cũng như điều chỉnh lối sống. Ở các bài viết tiếp theo, chúng tôi sẽ đưa ra chi tiết những khuynh hướng hành vi và cung cấp những công cụ cũng như chiến lược đơn giản cho các chuyên gia chăm sóc sức khoẻ để giúp họ có “cú hích” đối với hành vi của người bệnh theo hướng tuân thủ tốt hơn.

Giống như việc các bác sĩ sẽ phải đưa ra chẩn đoán lâm sàngquyết định điều trị thích hợp, các chuyên gia chăm sóc có thể tác động đáng kể đến kết quả điều trị bằng cách lựa chọn chẩn đoán và điều trị hành vi phù hợp. Đây sẽ là mục tiêu của bài viết tiếp theo.

Tài liệu tham khảo

1. Eva Kovacs et al. (2019) “Economic burden of vertigo: A systematic review,” Health Economics Review, (9):1, p. 37. https://doi:10.1186/s13561-019-0258-2

2. Eva Grill et al. (2016), “Health care utilization, prognosis and outcomes of vestibular disease in primary care settings: Systematic review,” Journal of Neurology, (263):1 Supp., pp. 36–44. https://doi:10.1007/s00415-015-7913-2

3. Louisa Murdin, Kiran Hussain, & Anne GM Schilder (2016). “Betahistine for symptoms of vertigo,” Cochrane Database of Systematic Reviews, (6), Article cd010696. https://doi:10.10021/14651858.CD010696.pub2

4. L. Timmerman et al. (2016). “Prevalence and determinants of medication non‐adherence in chronic pain patients: a systematic review,” ACTA Anesthesiologica Scandanvica, (60):4, pp. 416–431. https://doi.10.1111/aas.12697

5. World Health Organization (2011). Global Health and Aging, p. 4. https://www.who.int/ageing/publications/global_health.pdf

6. Safia Awan et al. (2017). “Pattern of neurological diseases in adult outpatient neurology clinics in tertiary care hospital,” BMC Research Notes, (10):1, p. 545. https://doi:10.1186/s13104-017-2873-5

7. Rachelle Louise Cutler et al. (2018). “Economic impact of medication non-adherence by disease groups: A systematic review,” BMJ Open Journals, (8):1, Article e016982. http://doi:10.1136/bmjopen-2017-016982

8. Lynne Taylor (2013). “Drug non-adherence ‘costing NHS £500M+ a year,’” PharmaTimes, 19 February, 2013, https://www.pharmatimes.com/news/drug_non-adherence_costing_nhs_500m_a_year_1004468

9. Shalini Lynch (2019). “Adherence to drug treatment,” MSD Manual Consumer Version, August 2019. https://www.msdmanuals.com/home/drugs/factors-affecting-response-to-drugs/adherence-to-drug-treatment

10. Jessica Tyrrell et al. (2016). “The cost of Meniere’s disease,” Ear and Hearing, (37):3, pp. 202–209. https://doi:10.1097/aud.0000000000000264

11. Michael Weiser et al. (1998). “Homeopathic vs conventional treatment of vertigo,” JAMA Archives of Otolaryngology–Head & Neck Surgery, (124):8, p. 879. https://doi:10.1001/archotol.124.8.879