Các yếu tố chi phối tính tuân thủ điều trị bệnh tim mạch và vai trò hành vi của bệnh nhân

Thông điệp chính

Các yếu tố không tuân thủ có thể được phân theo 5 loại: yếu tố kinh tế xã hội, yếu tố liên quan đến đội ngũ và hệ thống chăm sóc sức khoẻ, yếu tố liên quan đến bệnh tật, yếu tố liên quan đến lĩnh vực trị liệu và yếu tố liên quan đến bệnh nhân.
Khuynh hướng hành vi của việc không tuân thủ bao gồm cả có chủ đích và không có chủ đích.
Dù nghiên cứu sâu rộng đến đâu, chưa từng có một kết luận nào được chứng minh là có độ chính xác cao trong việc dự đoán sự tuân thủ của bệnh nhân.

Tuân thủ điều trị là một yếu tố cơ hội quan trọng

Như đã chỉ ra trong các bài viết trước, việc không tuân thủ điều trị dược lý đang phổ biến ở bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính nói chung và bệnh tim mạch nói riêng. Không tuân thủ dùng thuốc là nguyên nhân chính dẫn đến các tiên lượng xấu về sức khỏe, giảm chất lượng cuộc sống và lãng phí tiềm lực chăm sóc sức khoẻ.1, 2, 3

Tuân thủ điều trị thì phức tạp

Các yếu tố dẫn đến việc không tuân thủ khá phức tạp, khiến cho các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ khó nhận biết được khi nào và làm thế nào để can thiệp. Tổ chức Y tế thế giới chia các yếu tố dẫn đến việc không tuân thủ theo 5 loại: yếu tố kinh tế xã hội, yếu tố liên quan đến đội ngũ và hệ thống chăm sóc sức khỏe, yếu tố liên quan đến bệnh tật, yếu tố liên quan đến lĩnh vực trị liệu và yếu tố liên quan đến bệnh nhân.4 Bằng cách tiếp cận khác nhau để giải quyết các yếu tố này, các can thiệp gần đây đã chứng minh được hiệu quả của chúng. Những phương pháp này bao gồm thu thập thông tin (cá nhân hoặc nhóm học vấn), các hỗ trợ hành vi (lịch nhắc nhở, hộp chia thuốc, tài liệu hướng dẫn dùng thuốc, v.v…) và chiến lược nâng cao nhận thức hỗ trợ xã hội (ví dụ từ gia đình).5, 8 Mặc dù nghiên cứu sâu rộng được thực hiện bởi các nhà khoa học hành vi và lâm sàng để cụ thể hóa các yếu tố điều hướng tính tuân thủ liên quan người bệnh, nhưng vẫn không đưa ra được mô hình toàn diện và được chấp nhận rộng rãi về hành vi tuân thủ điều trị của bệnh nhân. Một phần là do các can thiệp tập trung vào hiệu quả, tiêu chuẩn hoá, và độ tin cậy vẫn còn là yếu tố cơ hội cần được xem xét.6 Dù vậy, hiện nay vẫn có các công cụ và phương pháp tiếp cận khác được các bác sĩ sử dụng để tác động đến sự tuân thủ điều trị của người bệnh. Những điều này đều dựa trên sự hiểu biết sâu sắc về các yếu tố tác động đến hành vi của người bệnh.

Không tuân thủ điều trị có chủ đích thường phổ biển hơn không tuân thủ điều trị không có chủ đích (ví dụ: vô tình quên). Không tuân thủ điều trị có chủ đích dựa vào phân tích lợi ích chi phí, liên quan đến xem nặng rủi ro nhận thấy được so với lợi ích điều trị.

Hành vi tuân thủ điều trị của bệnh nhân có thể là có chủ đích hoặc không có chủ đích

Các nghiên cứu gần đây đã tìm cách mô tả chính xác hơn các loại hành vi không tuân thủ và các yếu tố động cơ. Nhìn chung, có hai loại hành vi không tuân thủ được xác định:

  • Không tuân thủ điều trị có chủ đích là hành vi có suy xét và phần lớn liên quan đến động cơ của bệnh nhân.6 Người bệnh quyết định không sử dụng thuốc kê đơn có thể được coi là sự phân tích lợi ích chi phí, liên quan đến so sánh các mối quan tâm (chi phí) so với lợi ích của điều trị. Sự phân tích này có thể bị ảnh hưởng bởi niềm tin của người bệnh vào thuốc và những hiểu biết về căn bệnh đó.5 Thực tế, có nhiều yếu tố tâm lý nhạy cảm hơn, nhưng bệnh nhân gần như thể hiện quyết định của mình theo lý trí (dù thực tế có hay không có như vậy) và đây là thời điểm bác sĩ có thể tương tác với bệnh nhân của mình.
  • Không tuân thủ điều trị không có chủ đích là bị chi phối bởi sự hạn chế về khả năng hoặc nguồn thuốc được sử dụng.6 Nó bao gồm tính hay quên, chế độ trị liệu phức tạp, khó khăn về tài chính hoặc các vấn đề về thể chất.5

Không tuân thủ điều trị bệnh tim mạch mãn tính phần lớn là có chủ đích, mặc dù một số bệnh nhân đã báo cáo các trở ngại của việc tuân thủ điều trị không có chủ đích.

Phải công nhận rằng việc gắn kết thường có chủ đích cung cấp một khởi đầu thuận lợi cho sự tương tác với người bệnh về hành vi tuân thủ điều trị của họ. Ví dụ, một cuộc trò chuyện cởi mở với bệnh nhân suy tim có thể tiết lộ những đánh giá của anh ấy hoặc cô ấy về nguy cơ tiên lượng xấu, và giúp họ tăng sự hiểu biết để có động lực sử dụng thuốc theo đơn.7 Mặt khác, đối với biến cố bệnh tim mạch cấp tính, không tuân thủ không có chủ đích có thể là vấn đề cốt lõi. Một nghiên cứu chỉ ra rằng trong một năm theo dõi hội chứng mạch vành cấp tính, việc không tuân thủ điều trị không có chủ đích được báo cáo xảy ra thường xuyên hơn gấp 3,5 lần so với không tuân thủ điều trị có chủ đích trong khoảng thời gian 6 và 12 tháng, phát hiện này được hỗ trợ bởi các nghiên cứu khác ở những người cao tuổi cùng mắc nhiều bệnh và bệnh tăng huyết áp.6

Tác dụng phân tích lợi ích-chi phí của bệnh nhân được cho là cơ hội cải thiện sự không tuân thủ điều trị.

Với tính phổ biến của sự không tuân thủ điều trị ở những bệnh nhân mắc bệnh mãn tính, hiểu quá trình ra quyết định dùng thuốc và tác động của sự phân tích lợi ích-chi phí lên tính không tuân thủ có chủ đích cần được nghiên cứu thêm. Ví dụ, những người sống sót sau nhồi máu cơ tim có nguy cơ tái phát và tỷ lệ tử vong hàng năm là 5%. Tuy nhiên, số bệnh nhân tuân thủ điều trị được ước tính chỉ nhỉnh hơn 50%. Dù yếu tố nguy cơ tăng cao là vậy, hành vi tuân thủ điều trị của bệnh nhân cho thấy hai điều, đó là họ hoàn toàn không hiểu hết về hậu quả của việc không dùng thuốc, và không quan tâm đến những điều chỉ định và chống chỉ định khi dùng thuốc.9 Muốn đạt được kết quả mong muốn, các giải pháp cá nhân hoá để cải thiện tính không tuân thủ phải dựa vào sự hiểu biết toàn diện về quá trình ra quyết định của bệnh nhân,5 cũng như dựa vào khoa học hành vi để hiểu chính xác về cách mà con người đưa sự đánh giá rủi ro vào quá trình ra quyết định của họ. Thủ thuật “cú hích” dễ dàng được các bác sĩ ứng dụng và có sự tác động đáng kể đến cách mà bệnh nhân xác định chi phí và lợi ích của việc dùng thuốc theo chỉ định. Cùng chúng tôi tìm hiểu thêm trong những bài viết tiếp theo.

Tài liệu tham khảo

1. Kisa, Adnan & Sabaté, Eduardo & Nuño-Solinís, Roberto. (2003). ADHERENCE TO LONG-TERM THERAPIES: Evidence for action. Eur J Cardiovasc Nurs. 2003 Dec;2(4):323. https://apps.who.int/medicinedocs/pdf/s4883e/s4883e.pdf. 2. Lynch, Shalini S. “Adherence to Drug Treatment – Drugs.” MSD Manual Consumer Version, MSD Manuals, Aug. 2019, www.msdmanuals.com/home/drugs/factors-affecting-response-to-drugs/adherence-to-drug-treatment. 3. Pittman, Donald, et al. Adherence to Statins, Subsequent Healthcare Costs, and Cardiovascular Hospitalizations. The American Journal of Cardiology vol. 107,11(2011): 1662-1666. doi:10.1016/j.amjcard.2011.01.052. www.ajconline.org/article/S0002-9149%2811%2900465-6/fulltext#secd15069848e1078. 4. Brown, Marie T, and Jennifer K Bussell. “Medication adherence: WHO cares?.” Mayo Clinic proceedings vol. 86,4 (2011): 304-14. doi:10.4065/mcp.2010.0575 https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3068890/. 5. Bart JF van den Bemt, Hanneke E Zwikker & Cornelia HM van den Ende (2012) Medication adherence in patients with rheumatoid arthritis: a critical appraisal of the existing literature, Expert Review of Clinical Immunology, 8:4, 337-351, DOI: 10.1586/eci.12.23 https://www.tandfonline.com/doi/full/10.1586/eci.12.23. 6. Molloy, Gerard, et al. “Intentional and unintentional non-adherence to medications following an acute coronary syndrome: A longitudinal study.” Journal of Psychosomatic Research vol. 75,5(2014): 430-432. doi:10.1016/j.jpsychores.2014.02.007. 7. Meraz R. “Medication Nonadherence or Self-care? Understanding the Medication Decision-Making Process and Experiences of Older Adults With Heart Failure.” Journal of Cardiovascular Nursing vol. 35,1(2020): 26–34. doi: 10.1097/JCN.0000000000000616. 8. Kripalani, S., et al. “Interventions to enhance medication adherence in chronic medical conditions: a systematic review.” Arch Intern Med. vol. 167,6(2007):540-50. doi: 10.1001/archinte.167.6.540. 9. Keenan, Jan. Improving adherence to medication for secondary cardiovascular disease prevention. European Journal of Preventive Cardiology vol. 24,3S(2017): 29–35. doi: 10.1177/2047487317708145.