Bánh xe thay đổi hành vi: bộ khung cải thiện tính tuân thủ điều trị mãn kinh
Có thể bạn chưa biết?

Để cải thiện sự tuân thủ của bệnh nhân đòi hỏi một mô hình thực tế và khả thi
Sự tuân thủ điều trị mãn kinh tác động đáng kể lên sức khoẻ phụ nữ. Cần nhớ không tuân thủ là vấn đề liên quan đến hành vi. Mặc dù thông tin về phương pháp can thiệp điều trị mãn kinh được đề cập hạn chế trong y văn, áp dụng những biệp pháp quản lý bệnh mạn tính để quản lý mãn kinh cũng là một giải pháp hữu ích vì có sự tương đồng trong mức độ, thời gian và tính thay đổi của triệu chứng. Rất nhiều chương trình hỗ trợ ban đầu đã được phát triển giúp những bệnh nhân mắc bệnh mạn tính thay đổi hành vi, trong số đó đã có nhiều chương trình cho thấy kết quả tích cực. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều chỗ trống để cải thiện chất lượng can thiệp bằng cách kết hợp các bộ khung điều chỉnh hành vi hiệu quả hơn và thực tế hơn nữa.1,2 Mặc dù các khung hành vi tập trung vào việc cải thiện kiến thức bệnh nhân đã cung cấp một số góc nhìn sâu sắc, vấn đề khái niệm hoá chưa hoàn thiện vẫn đem đến kết quả hạn chế trong can thiệp thay đổi hành vi.
Bánh xe thay đổi hành vi (BCW) đã được phát triển nhằm giải quyết nhu cầu cần có một mô hình dễ hiểu và được kiểm định để đánh giá hành vi, thiết kế các phương pháp can thiệp cũng như đánh giá hiệu quả can thiệp.2 BCW hiện là khung hành vi toàn diện và đầy đủ nhất cho các chuyên gia y tế muốn có hành động cụ thể để hỗ trợ bệnh nhân của họ.
Mô hình Năng lực, Cơ hội, Động lực – Hành vi (Capability, Opportunity, Motivation – Bahavior [COM- B]) được phát triển dựa trên một vài khung thay đổi hành vi, đã và đang được sử dụng, ví dụ như mô hình Niềm tin Sức khoẻ (Health Belief Model – HBM) và Thuyết Hành vi Hoạch định (Theory of Planned Behavior – TPB). Tuy nhiên, những khung hành vi này không giúp giải quyết những vấn đề chính xuất phát từ sự bốc đồng, thói quen, tự kiểm soát bản thân, học tập liên kết và xử lý cảm xúc – những yếu tố có thể giải quyết được khi áp dụng BCW.
BCW là một bộ khung hành vi dễ hiểu và khả thi
Được đề xuất vào năm 2011 bởi Susan Michie, Maartje M van Stralen và Robert West, BCW là một khung hành vi toàn diện và dễ hiểu có thể áp dụng cho hầu hết hành vi của con người. Trọng tâm của mô hình linh hoạt này được cấu thành từ ba yếu tố chính, gọi là COM-B (giải thích hoặc tác động một hành vi sẵn có (Bahavior – B); năng lực, cơ hội và động lực (Capability, Opportunity, Motivation – COM).3
- Năng lực được hiểu là năng lực tinh thần và thể chất của một cá nhân để thực hiện một hành vi hay hoạt động cụ thể.4 Ví dụ, một bệnh nhân trong giai đoạn mãn kinh và bị trầm cảm sẽ làm giảm khả năng tâm lý trong việc tuân thủ điều trị.
- Cơ hội bao gồm những yếu tố chủ quan (bản thân) và khách quan (xã hội) có tác động hoặc cản trở, hoặc kích hoạt hay khơi gợi để thể hiện hành vi cụ thể ra bên ngoài.4 Ví dụ, bệnh nhân có các triệu chứng mãn kinh có thể không tuân thủ do những yếu tố bản thân và xã hội, chẳng hạn như cách trở địa lý và chi phí điều trị.
- Động lực kết hợp các quá trình tự động, liên quan đến cảm xúc, xung động và các quá trình phản xạ; bao gồm thiết lập và đánh giá kế hoạch.4 Ví dụ, bệnh nhân tiền mãn kinh không có triệu chứng có thể không tuân thủ điều trị vì thiếu những kích thích tự động thúc đẩy sự tuân thủ. Quá trình kích thích tự động tương ứng với “hệ thống 1” của Kahneman còn quá trình phản xạ có suy nghĩ tương ứng với “hệ thống 2”.
Mô hình BCW được tạo nên bởi nhiều thành phần. Trong đó có phần liệt kê các phương pháp can thiệp, bao gồm giáo dục và đào tạo. Đây cũng là những thành phần phổ biến của hầu hết các can thiệp tuân thủ điều trị. Những thành phần khác bao gồm các chính sách như khuyến cáo và quy định. Các thành phần của mô hình BCW kết hợp để tương tác theo kiểu phi tuyến tính.2 BCW đã được áp dụng thành công trong việc triển khai các biện pháp can thiệp cải thiện sự tuân thủ.
BCW giúp hiểu biết toàn diện về hành vi tuân thủ
Việc sử dụng khung COM-B của BCW tạo mô hình hành vi* tuân thủ điều trị thể hiện giá trị tiềm năng của khung hành vi trong việc mô tả hành vi tuân thủ điều trị mãn kinh. Một ví dụ về tính tiện ích của mô hình này cho thấy yếu tố tâm lý hạn chế khả năng tuân thủ điều trị mãn kinh của bệnh nhân. Bệnh nhân có thể rất lo lắng và không chắc chắn trong thời kì tiền mãn kinh, từ đó có thể ảnh hưởng đến các triệu chứng cũng như các quyết định liên quan đến liệu pháp điều trị.5,6 Mô hình tuân thủ được đề xuất bao gồm giải quyết sự đắn đo của bệnh nhân bằng cách cung cấp thông tin toàn diện về tình trạng bệnh lý cùng với những liệu pháp điều trị.3 Ví dụ này cho thấy rằng BCW có thể sử dụng nhằm thiết lập mô hình tuân thủ hợp lý, toàn diện như một nền tảng căn bản của các phương pháp can thiệp dựa trên chứng cứ để cải thiện những vấn đề phụ nữ gặp phải trong suốt giai đoạn tiền mãn kinh.
Khung BCW là phương pháp tiếp cận đơn giản, toàn diện để cải thiện vấn đề tuân thủ
Khung BCW cung cấp phương pháp tiếp cận có hệ thống, mang tính hiện thực hóa giúp nắm bắt hành vi tuân thủ của bệnh nhân. Nó cho phép tạo lập một mô hình tuân thủ – trong đó chỉ rõ cách hành vi bị tác động mạnh như thế nào. Những ví dụ đặc thù được đề cập ở đây chứng tỏ rằng các can thiệp tuân thủ điều trị mãn kinh muốn hiệu quả cần giải quyết vấn đề kiến thức và niềm tin của bệnh nhân về tình trạng này cũng như phương pháp điều trị.
Tài liệu tham khảo
- Bart JF, et al. Expert Review of Clinical Immunology. 2012;8(4):337-351.
- Susan Michie, et al. Implementation Science. 2011;(6):42.
- Christina Jackson, et al. The European Health Psychologist. 2014;1(16):7-17.
- Thekla Brunkert, et al. Journal of Nursing Scholarship. 2020;1(52):14-22.
- Hunter, et al. Post Reproductive Health. 2017;23(2):83-84.
- Santana L, et al. Patient Prefer Adherence. 2011;5:427-439.