Tác động của việc không tuân thủ điều trị bệnh tim mạch: chi phí cao hơn và tiên lượng xấu
Thông điệp chính
Không tuân thủ dùng thuốc đang phổ biến và gây hao tốn tiền của. Ước tính tổng chi phí mỗi năm đối với các nước phát triển là 290 tỷ USD ở Mỹ và 1,25 tỷ Euro ở châu Âu.
Việc tuân thủ điều trị bệnh tim mạch kém là nguyên nhân dẫn đến tiên lượng xấu bao gồm tăng nguy cơ tử vong, nhập viện và tái phát biến cố.
Điều trị dược lý được cho là một cơ hội có tầm quan trọng
Tuân thủ dùng thuốc là chìa khoá quyết định hiệu quả của liệu pháp dược lý, bao gồm cả bệnh nhân mắc bệnh tim mạch và các bệnh mãn tính khác.1 Bệnh tim mạch là vấn đề toàn cầu và có hơn 80% trường hợp tử vong do bệnh tim mạch xảy ra ở các nước thu nhập thấp và trung bình.2 Các phương pháp điều trị dược lý có thể cải thiện đáng kể kết quả điều trị tim mạch, bao gồm giảm nguy cơ mắc các biến cố cấp tính như: nhồi máu cơ tim, đột quỵ và nhập viện.1 Tuy nhiên, không tuân thủ điều trị bệnh tim mạch khá phổ biến.3
Không tuân thủ điều trị là vấn đề toàn cầu đang chi phối chăm sóc sức khoẻ dự phòng và tăng chi phí điều trị
Quy mô chi phí liên quan đến việc không tuân thủ điều trị là đáng kinh ngạc: việc không tuân thủ điều trị phải chịu một khoản chi phí chăm sóc sức khoẻ hàng năm ở Mỹ là 290 tỷ USD và ở châu Âu ít nhất là 1,25 tỷ Euro.4 Tại Anh, chi phí cho việc không tuân thủ mỗi năm ở NHS là hơn 500 triệu bảng Anh.5 Các nghiên cứu ở Mỹ đã chỉ ra rằng việc không tuân thủ dùng thuốc là nguyên nhân của 10% nhập viện và 23% người cao tuổi phải vào dưỡng đường, với bệnh nhân thường không tuân thủ điều trị yêu cầu bổ sung ba lần khám bệnh cho mỗi năm và tăng thêm 2.000 USD chi phí điều trị hàng năm.4, 6 Các loại thuốc phòng ngừa thứ phát được cho là khó có khả năng phân phối và sử dụng tại nhiều nước đang phát triển, tỷ lệ không tuân thủ điều trị và hệ quả liên quan đến chi phí chăm sóc sức khoẻ chắc chắn theo chiều hướng tệ hơn.2
Cải thiện tuân thủ điều trị bệnh tim mạch sẽ nâng tầm hiệu quả và giảm chi phí điều trị
Tuân thủ điều trị bệnh tim mạch ước tính tương đương với 50% tỷ lệ điều trị bệnh mãn tính trên toàn cầu.9 Tuân thủ điều trị bệnh tim mạch kém là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tiên lượng xấu, bao gồm tăng nguy cơ tử vong, nhập viên hoặc tái phát các biến cố tim mạch.7 Theo ước tính, 125.000 ca có khả năng sống đã tử vong mỗi năm ở Mỹ là hệ quả của tuân thủ điều trị bệnh tim mạch kém.6 Về chi phí, một nghiên cứu cho thấy rằng, những bệnh nhân không tuân thủ sử dụng statin có tổng chi phí chăm sóc sức khoẻ cao hơn 900 USD và khả năng nhập viện cao hơn so với những bệnh nhân tuân thủ điều trị.8 Tương tự vậy, việc tuân thủ sử dụng statin còn được chứng minh làm giảm tổng chi phí chăm sóc sức khoẻ, với việc chi phí thuốc tăng được bù đắp bởi chi phí chăm sóc cấp cứu và viện phí giảm.9 Theo ước tính, cải thiện tuân thủ dùng statin ở Mỹ có thể tiết kiệm cho hệ thống chăm sóc sức khoẻ hơn 3 tỷ USD mỗi năm.8
Không tuân thủ điều là nguyên nhân của 10% nhập viện và 23% người cao tuổi phải vào dưỡng đường, đối với những bệnh nhân thường không tuân thủ điều được yêu cầu… tăng thêm 2.000 USD chi phí điều trị hàng năm.
Giải quyết tác động của bệnh tim mạch lên các chi phí phi y tế như sụt giảm năng suất lao động là một một cơ hội có tầm quan trọng.
Một nghiên cứu ở Mỹ đã tính ra rằng sự gia tăng 61% chi phí kinh doanh liên quan đến sụt giảm năng suất lao động do bệnh tim mạch, chi phí dự kiến tăng từ 172 tỷ USD vào năm 2010 đến 276 tỷ USD vào năm 2030.10 Gánh nặng chi phí phi y tế liên quan đến bệnh tim mạch được dự đoán sẽ cao nhất ở các nước đang phát triển, tầng lớp người lao động là đối tượng có nhiều khả năng bị ảnh hưởng. Ví dụ, ở vùng châu Phi cận Sahara, một nửa số ca tử vong do tim mạch xảy ra ở nhóm tuổi từ 30 – 69, xảy ra sớm hơn ít nhất mười năm so với các nước phát triển.2 Ở Nga, bệnh tim mạch là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong ở nam giới có độ tuổi từ 45 trở lên.11 Tất nhiên, khi mất nguồn lao động chính có thể sẽ ảnh hưởng đến kinh tế gia đình cũng như toàn xã hội. Các biện pháp can thiệp về hành vi có thể giải quyết vấn đề không tuân thủ điều trị thuốc tim mạch, làm giảm các triệu chứng và tránh được các biến chứng, đây chính là mấu chốt tiềm năng để làm giảm các tác động liên quan đến vấn đề tài chính và phi tài chính phát sinh từ sự gia tăng bệnh tim mạch.
Cải thiện tình trạng bệnh tim mạch yêu cầu cần có sự hiểu biết toàn diện về điều hướng tính tuân thủ
Tầm ảnh hưởng của bệnh tim mạch cùng với tác động tiêu cực của không tuân thủ điều trị đòi hỏi phải đưa ra giải pháp. Ảnh hưởng đến tuân thủ điều trị là các yếu tố đa dạng và phức tạp. Các giải pháp ban đầu để cải thiện sự tuân thủ phải bắt nguồn từ sự hiểu biết toàn diện về sự điều hướng tuân thủ điều trị và cách mà chúng được giải quyết. Các bác sĩ đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện sự tuân thủ của bệnh nhân tim mạch, cả về điều trị bằng thuốc cũng như điều chỉnh lối sống. Ở các bài viết tiếp theo, chúng tôi sẽ đưa ra chi tiết những khuynh hướng hành vi và cung cấp những công cụ đơn giản cũng như chiến lược cho các chuyên gia chăm sóc sức khoẻ để giúp họ có “cú hích” đối với hành vi của người bệnh theo hướng tuân thủ. Giống như việc các bác sĩ phải đưa ra chẩn đoán lâm sàng và quyết định điều trị thích hợp, các chuyên gia chăm sóc có thể tác động đáng kể đến kết quả điều trị bằng cách lựa chọn chẩn đoán và điều trị hành vi phù hợp. Đây sẽ là mục tiêu của các bài viết sắp tới.
Tài liệu tham khảo
1. Brown, Marie T, and Jennifer K Bussell. “Medication adherence: WHO cares?.” Mayo Clinic proceedings vol. 86,4 (2011): 304-14. doi:10.4065/mcp.2010.0575 https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3068890/. 2. Gheorghe, Adrian et al. “The economic burden of cardiovascular disease and hypertension in low- and middle-income countries: a systematic review.” BMC public health vol. 18,1 975. 6 Aug. 2018, doi:10.1186/s12889-018-5806-x. 3. Kisa, Adnan & Sabaté, Eduardo & Nuño-Solinís, Roberto. (2003). ADHERENCE TO LONG-TERM THERAPIES: Evidence for action. Eur J Cardiovasc Nurs. 2003 Dec;2(4):323. https://apps.who.int/medicinedocs/pdf/s4883e/s4883e.pdf. 4. Cutler, Rachelle Louise et al. “Economic impact of medication non-adherence by disease groups: a systematic review.” BMJ open vol. 8,1 e016982. 21 Jan. 2018, doi:10.1136/bmjopen-2017-016982 https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5780689/. 5. Taylor, Lynne. “Drug Non-Adherence.” PharmaTimes, PharmaTimes Media Limited, 19 Feb. 2013, www.pharmatimes.com/news/drug_non-adherence_costing_nhs_500m_a_year_1004468. 6. Lynch, Shalini S. “Adherence to Drug Treatment – Drugs.” MSD Manual Consumer Version, MSD Manuals, Aug. 2019, www.msdmanuals.com/home/drugs/factors-affecting-response-to-drugs/adherence-to-drug-treatment. 7. Kronish, Ian M, and Siqin Ye. “Adherence to cardiovascular medications: lessons learned and future directions.” Progress in cardiovascular diseases vol. 55,6 (2013): 590-600. doi:10.1016/j.pcad.2013.02.001. 8. Pittman, Donald, et al. Adherence to Statins, Subsequent Healthcare Costs, and Cardiovascular Hospitalizations. The American Journal of Cardiology vol. 107,11(2011): 1662-1666. doi:10.1016/j.amjcard.2011.01.052. www.ajconline.org/article/S0002-9149%2811%2900465-6/fulltext#secd15069848e1078. 9. Iuga, Aurel O, and Maura J McGuire. “Adherence and health care costs.” Risk management and healthcare policy vol. 7 35-44. 20 Feb. 2014, doi:10.2147/RMHP.S19801. 10. Heidenreich, Paul A., et al. “Forecasting the Future of Cardiovascular Disease in the United States.” Circulation, American Heart Association, vol. 123,8(2011): 933–944. doi:10.1161/CIR.0b013e31820a55f5. www.ahajournals.org/doi/full/10.1161/CIR.0b013e31820a55f5?url_ver=Z39.88-2003&rfr_id=ori%3Arid%3Acrossref.org&rfr_dat=cr_pub%3Dpubmed&. 11. Vyzhutovich, Valery. “Lawless Heart? Topic with Professor of the Russian Economic School Irina Denisova.” Russian Gazette, RGRU, Feb. 2019, rg.ru/2019/02/27/denisova-bolshe-50-smertej-v-rf-sviazany-s-zabolevaniiami-serdca-i-sosudov.html.