Tác động của mãn kinh đến cuộc sống và sự tuân thủ điều trị của phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh

Có thể bạn chưa biết?

Hội chứng mãn kinh có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống

Mọi phụ nữ đều trải qua giai đoạn mãn kinh. Mặc dù độ tuổi bắt đầu xuất hiện triệu chứng mãn kinh dao động lớn trên từng đối tượng khác nhau nhưng phần lớn phụ nữ sẽ bước vào giai đoạn mãn kinh ở độ tuổi từ 45-52.1 Các triệu chứng thường sẽ kéo dài từ 10 năm trở lên.19 Vấn đề mãn kinh thường được xem là điều cấm kỵ7 và hiếm khi được thảo luận cởi mở dù sự ảnh hưởng của mãn kinh đối với cả cá nhân và xã hội là điều cần được quan tâm. Trong khi một số phụ nữ có thể chỉ trải qua những thay đổi nhỏ trong giai đoạn này, một nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng có hơn 90% phụ nữ phải chịu đựng các triệu chứng tại vài thời điểm nào đó trong suốt giai đoạn tiền mãn kinh, và có khoảng một nửa trong số đó cho rằng các triệu chứng này khiến họ khó chịu.2 Hội chứng mãn kinh có tác động đáng kể tới chất lượng cuộc sống và năng suất lao động của người phụ nữ.20

Các triệu chứng mãn kinh có thể thay đổi cả về thời gian biểu hiện (bất chợt hay dai dẳng) và cường độ (nhẹ hay nặng).19,20 Các triệu chứng thực thể phổ biến nhất như bốc hoả đột ngột, đau đầu và đổ mồ hôi có thể đi kèm với những tác động trên tâm lý như trầm cảm, lo lắng, thiếu ngủ (dẫn đến mệt mỏi dai dẳng) cũng như suy giảm nhận thức.20 Các triệu chứng và tác dụng phụ của thuốc có thể ảnh hưởng đáng kể đến nhiều mặt khác nhau trong cuộc sống của người phụ nữ như công việc, gia đình, đời sống tình dục và sự tuân thủ điều trị.3-5

Mãn kinh có thể ảnh hưởng đến sự nghiệp và cuộc sống gia đình của phụ nữ

Triệu chứng mãn kinh có thể gây nhiều căng thẳng và khó khăn vì chúng xuất hiện vào thời điểm phụ nữ đã có vị trí nhất định trong xã hội và sự nghiệp.20 Nhưng sự cấm kỵ7 xung quanh chủ đề này và sự cô lập mà phụ nữ mãn kinh có thể cảm thấy khi đối mặt với những triệu chứng khó chịu có khả năng khiến sự nghiệp và những nguyên vọng khác trở nên khó hoàn thành hơn.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những triệu chứng điển hình, như bốc hoả, có thể khiến phụ nữ cân nhắc đến chuyện nghỉ hưu.3 Điều này không chỉ khiến phụ nữ khó thăng tiến trong sự nghiệp mà còn làm trầm trọng thêm những suy nghĩ tiêu cực về bản thân, từ đó có thể dẫn đến trầm cảm và lo âu. Một cựu nhân viên cấp C đã từng trải qua các triệu chứng nghiêm trọng của giai đoạn mãn kinh cho biết:6 “Điều phối buổi thảo luận cấp cao, trước 200 chuyên gia trong ngành, lẽ ra phải là một điểm nhấn trong sự nghiệp của tôi nhưng nó đã thất bại thảm hại.”. Một phụ nữ khác cũng xác nhận về ảnh hưởng của hội chứng mãn kinh tới sự nghiệp của cô ấy – “Những năm tháng sống trong cảm giác hoang mang, thiếu tự tin và lo lắng cực độ thực sự đã phá huỷ toàn bộ sự nghiệp của tôi.6”.

Đối với nhiều phụ nữ, theo đuổi sự nghiệp là vô cùng quan trọng, không chỉ về vấn đề lương bổng mà nó còn mang lại cảm giác thoả mãn, sự tự tin và cũng có thể giúp ngăn ngừa trầm cảm. Các tổ chức có thể hỗ trợ sự nghiệp của nhân viên nữ bằng cách thúc đẩy trao đổi về triệu chứng mãn kinh. Như một phụ nữ đã bày tỏ:6 “Khi tôi trải qua giai đoạn này, nỗi sợ hãi ban đầu về cảm giác xấu hổ đã ngăn cản tôi tìm đến sự hỗ trợ mà tôi cần có. Cuối cùng, khi quá khó để tiếp tục giả vờ rằng không có chuyện gì xảy ra, tôi đã nói trong cuộc họp gồm 12 người rằng tôi xin cáo lỗi vài phút vì tôi đang bị bốc hoả và cần được nghỉ ngơi. Trong khoảnh khắc đó, tôi cảm thấy mạnh mẽ, tự tin và nhẹ nhõm.”.

Ngoài nơi làm việc, mãn kinh có thể ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình của phụ nữ. Lo lắng và mệt mỏi tăng do mãn kinh có thể làm cho phụ nữ trở nên cáu gắt hơn, từ đó ảnh hưởng đến hành vi và mối quan hệ của họ với người thân trong gia đình trong giai đoạn khó khăn của cuộc đời. Phụ nữ ở độ tuổi 50 thường phải đối mặt với việc cha mẹ đau ốm hoặc qua đời, con cái sống riêng (hoặc sống cùng nhà)…8 Cũng như tại nơi làm việc, hãy trò chuyện và giúp đỡ các thành viên trong gia đình và bạn bè hiểu được những gì mà phụ nữ mãn kinh phải trải qua. Đây chính là chìa khoá để duy trì quan hệ gia đình lành mạnh.

Đời sống tình dục của phụ nữ cũng có thể bị ảnh hưởng trong giai đoạn mãn kinh. Sự thay đổi nội tiết tố có thể dẫn đến rối loạn chức năng tình dục và giảm ham muốn. Hơn nữa, thiếu ngủ và thay đổi cảm xúc cũng có thể dẫn đến căng thẳng và cáu gắt, tiếp tục ảnh hưởng thêm lên hành vi tình dục.9

Có một số phương pháp điều trị giúp giảm các triệu chứng mãn kinh nhưng cần được kê đơn và điều quan trọng nhất để những liệu pháp này có hiệu quả chính là sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân.

Đảm bảo sự tuân thủ điều trị ở phụ nữ mãn kinh là một thách thức

Tuân thủ điều trị được định nghĩa là “mức độ tương ứng giữa hành vi của một người với các khuyến cáo điều trị từ nhân viên y tế”. Tuân thủ điều trị có ba thành phần cấu thành, thường bao gồm thực hiện đơn thuốc, duy trì điều trị và dùng thuốc đúng cách:

  • Thực hiện đơn thuốc nghĩa là bệnh nhân mua được hoặc nhận được đúng và đủ những loại thuốc theo đơn của bác sĩ.10,17
  • Duy trì điều trị nghĩa là bệnh nhân duy trì việc dùng thuốc trong suốt thời gian điều trị được chỉ định từ đầu.10,18
  • Dùng thuốc đúng cách: bệnh nhân dùng mỗi thuốc trong đơn theo đúng chỉ định, đúng liều, đúng tần suất và đúng cách dùng.10,18

Đối với giai đoạn mãn kinh và tiền mãn kinh, tuân thủ điều trị có thể được xem xét từ hai góc độ khác nhau:

  • Tuân thủ điều trị triệu chứng liên quan mãn kinh
  • Tuân thủ điều trị bệnh lý khác

Nghiên cứu trên phụ nữ mãn kinh cho thấy họ có xu hướng không tuân thủ điều trị. Một nghiên cứu chỉ ra rằng mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng mãn kinh làm cho phụ nữ ít có khả năng tuân thủ điều trị bằng liệu pháp kháng retrovirus có hoạt tính cao (Highly Active Antiretroviral Therapy – HAART).11,12 Một nghiên cứu khác kết luận rằng các triệu chứng mãn kinh có tác động tiêu cực đến sự tuân thủ điều trị ở bệnh nhân điều trị ung thư vú.13 Tỷ lệ không tuân thủ cao ở những phụ nữ trải qua các triệu chứng mãn kinh có thể được lý giải qua các yếu tố đã được trình bày ở trên. Ngoài ra, các triệu chứng mãn kinh có thể gây rối loạn tâm lý như trầm cảm, từ đó cũng ảnh hưởng tiêu cực đến việc tuân thủ điều trị.14 Vì vậy, phục hồi tâm lý cho phụ nữ đã từng trải qua các triệu chứng mãn kinh là yếu tố quan trọng để bảo vệ được sức khoẻ phụ nữ.

Do sự cấm kỵ của xã hội trước đây đối với việc thảo luận về mãn kinh, phụ nữ thường ngần ngại tìm kiếm điều trị cho những triệu chứng của họ, điều này là thách thức đầu tiên đối với việc tuân thủ điều trị. Theo một cuộc khảo sát ở 5 quốc gia châu Âu về phụ nữ mãn kinh, 90% phụ nữ cho biết họ đã trải qua các triệu chứng ở một số thời điểm trong giai đoạn tiền mãn kinh, với khoảng hơn một nửa trong số này cho rằng các triệu chứng đã làm họ khó chịu.2 Tỷ lệ phụ nữ ngưng điều trị nội tiết được chỉ định lần đầu sau 1 năm là 31-45,6% tuỳ theo phương pháp điều trị.5 Vì vậy, giáo dục cho phụ nữ về điều trị mãn kinh là bước quan trọng đầu tiên để đảm bảo sự tuân thủ và mang lại kết quả điều trị tốt hơn. Bác sĩ đóng vai trò quan trọng trong vấn đề này, vì họ thường là người mà phụ nữ mãn kinh cảm thấy thoải mái để chia sẻ về các triệu chứng bản thân mắc phải. Tư vấn y tế mở rộng thúc đẩy sự tuân thủ tốt hơn bằng cách giải quyết nỗi sợ hãi của người bệnh,15 nói cách khác, bác sĩ càng dành nhiều thời gian cho người bệnh, thì việc tuân thủ điều trị của họ càng tốt hơn. Đưa ra xu hướng chung để đánh giá quá cao sự tuân thủ của người bệnh,16 các bác sĩ có thể hỗ trợ người bệnh trong giai đoạn tiền mãn kinh bằng cách thúc đẩy thảo luận xung quanh việc tuân thủ điều trị.

Bác sĩ nên đóng vai trò tích cực hơn trong việc tác động đến hành vi của người bệnh và giúp họ vượt qua nỗi sợ hãi, lo lắng cũng như trầm cảm do các triệu chứng mãn kinh gây ra. Ngoài bác sĩ, đồng nghiệp và gia đình cũng quan trọng không kém trong việc hỗ trợ phụ nữ mãn kinh bằng cách khuyến khích họ nói về các triệu chứng mãn kinh, tìm kiếm tư vấn y tế và có thể là bắt đầu một liệu pháp điều trị.

Tài liệu tham khảo

  1. Johnson A, et al. Journal of Evidence-Based Integrative Medicine. 2019;24:2515690X19829380.
  2. Constantine GD, et al. Post Reprod Health. 2016;22(3):112-122.
  3. Hardy, et al. Women’s Midlife Health. 2018;4.
  4. Nappi RE, Nijland EA. Eur J Obstet Gynecol Reprod Biol. 2008;137(1):10-16.
  5. Hill DA, et al. Am J Obstet Gynecol. 2000;182(2):270-276.
  6. Patterson J. It’s time to start talking about menopause at work. February 2000. Accessed August 19, 2020. http://hbr.org/2020/02/its-time-to-start-talking-about-menopause-at-work.
  7. British Medical Association. Challenging the culture on menopause for working doctors. https://www.bma.org.uk/media/2913/bma-challenging-the-culture-on-menopause-for-working-doctors-reportaug-2020.pdf. Published on August 5, 2020. Accessed August 25, 2020.
  8. Hunter M, et al. Post Reprod Health. 2017;23(2):83-84.
  9. U.S. Department of Health and Human Services. Menopause and Sexuality Women’s Health website. https://womenshealth.gov/menopause/menopause-and-sexuality. Accessed August 19, 2020.
  10. Jimmy B & Jimmy J. Oman Medical Journal. 2011;26(3):155-159.
  11. Cutimanco-Pachevo V, et al. Climacteric. 2020;23(3):229-236.
  12. Duff PK, et al. Menopause. 2018;25(5):531-537.
  13. Miller L. Menopause symptoms affect treatment adherence in breast cancer survivors. Cure Today website. https://curetoday.com/articles/menopause-symptoms-affect-treatment-adherence-in-breast-cancer-survivors. Published December 10, 2016. Accessed August 19, 2020.
  14. DiMatteo MR, et al. Arch Intern Med. 2000;160(14):2101-2107.
  15. Fistonic I, et al. Climacteric. 2010;13(6):570-577.
  16. Heeb RM, et al. J Pharma Care Health Sys. 2019;6(1).
  17. Abhijit S, et al. Current Medical Research and Opinion. 2010;26(3):683-705.
  18. Cramer JA, et al. Value Health. 2008;11(1):44-47.
  19. Dalal PK, et al. India J Psychiatry. 2015;57(2):222-232.
  20. Monteleone P, et al. Nature Reviews Endocrinology. 2018;14(4):199-215.
  21. Hunter M, Rendall M. Best Pract Res Clin Obstet Gynaecol. 2007;21(2):261-274.