Tuân thủ điều trị của người bệnh: cơ hội cải thiện hiệu quả

Thông điệp chính 

  • Sự gia tăng nhanh chóng các yếu tố gây bệnh chóng mặt như tuổi tác đang làm thay đổi nhu cầu chăm sóc sức khoẻ ở các nước đang phát triển.
  • Dùng thuốc là giải pháp quản lý bệnh hiệu quả, nhưng tuân thủ điều trị thấp vẫn phổ biến.
  • Tỷ lệ không tuân thủ điều trị phản ánh cơ hội đáng kể giúp cải thiện hiệu quả điều trị chóng mặt ở các nước đang phát triển.
  • Các bác sĩ có thể sử dụng một số chiến lược đơn giản và hiệu quả để tăng cường tính tuân thủ.

Các triệu chứng của bệnh chóng mặt đang là gánh nặng ngày càng lớn đối với hệ thống chăm sóc sức khoẻ trên toàn thế giới.

Thay đổi về nhân khẩu học và xu hướng sống thúc đẩy sự gia tăng chưa từng thấy về tỷ lệ mắc các bệnh mạn tính, hiện nay ảnh hưởng gần một nửa người trưởng thành và khoảng 10% trẻ em trên toàn thế giới. Những căn bệnh này gây ra gánh nặng đáng kể cho hệ thống chăm sóc sức khoẻ.1 Các nước thu nhập thấp và trung bình đều bị ảnh hưởng bất lợi,3 một phần là do các yếu tố gây ra bệnh, chẳng hạn như sự già hoá dân số đang nổi trội hơn hẳn trong các nhóm dân số hiện có.2 Ví dụ, ở Brazil, tỷ lệ dân số trên 65 tuổi được dự đoán tăng gấp đôi chỉ sau hai thập kỷ, điều mà đã diễn ra ở Pháp suốt một thế kỷ.2 Chóng mặt và choáng váng là những triệu chứng rối loạn tiền đình cực kỳ phổ biến, ảnh hưởng đến 30% dân số chung và tỷ lệ hiện mắc của các triệu chứng này tăng lên theo độ tuổi.4 Những triệu chứng mạn tính này ngày càng thu hút sự chú ý do có liên quan đến việc chi phí tăng cao và chất lượng cuộc sống giảm.

Thuốc là công cụ quan trọng để cải thiện kết quả và giảm chi phí

Chóng mặt là bệnh cần đến dịch vụ chăm sóc sức khoẻ từ chăm sóc cơ bản đến chuyên khoa, và nó có mối liên quan với các chi phí cần thiết. Ước tính tổng chi phí trực tiếp cho điều trị bệnh tiền đình trong suốt cuộc đời của những người trên 60 tuổi là 227 tỷ USD chỉ tính riêng ở Hoa Kỳ. Các triệu chứng chóng mặt, với những hậu quả về tài chính cũng như cá nhân, tác động tiêu cực đến các hoạt động sống hàng ngày và chất lượng cuộc sống. Trong một nghiên cứu được thực hiện ở Anh và Ý, các bệnh nhân cho biết họ bỏ lỡ trung bình 7 ngày làm việc trong 6 tháng do triệu chứng chóng mặt.4 Xu hướng này có thể được dự đoán xấu đi theo thời gian cùng với sự già hoá dân số.5 Các phương pháp điều trị bằng thuốc được cho là giải pháp quan trọng quản lý bệnh nhưng để có hiệu quả cần có sự tuân thủ của người bệnh.

Kiểm soát chóng mặt và các bệnh mạn tính khác đòi hỏi tính nhất quán tuân thủ của người bệnh

Tuân thủ thuốc được định nghĩa bởi “mức độ tương ứng giữa hành vi của một người với các khuyến nghị đã được đồng thuận từ chuyên gia y tế”. Tính tuân thủ có ba yếu tố, hoàn thành, duy trì điều trịdùng thuốc đúng cách

  • Sự hoàn thành đánh giá dựa vào việc người bệnh trước tiên sử dụng đầy đủ toa thuốc
  • Duy trì điều trị đánh giá dựa trên tuân thủ thực hiện điều trị trong khoảng thời gian dự định
  • Dùng thuốc đúng cách đánh giá dựa trên mức độ tuân thủ điều trị của việc sử dụng thuốc đúng giờ, đúng liều lượng và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng.6

Tuân thủ phức tạp nhưng có thể thay đổi. Duy trì mức độ tuân thủ cao đòi hỏi bệnh nhân liên tục đưa ra lựa chọn và điều chỉnh hành vi để vượt qua những thách thức khác trong quá trình điều trị của họ.

Tuân thủ thuốc được định nghĩa là “mức độ tương ứng giữa hành vi của một người với các khuyến nghị đã được đồng thuận từ chuyên gia y tế”

Sự phức tạp của các thuốc sử dụng trong điều trị làm cho mức độ tự giác tuân thủ dùng thuốc và những ảnh hưởng không tuân thủ trở nên khó xác định một cách rõ ràng. Các biện pháp định lượng để đánh giá tuân thủ điều trị bao gồm tỷ lệ ngày có thuốc (MPR) và tỷ lệ số ngày thuốc được sử dụng thích hợp (PDC).

  • Tỷ lệ ngày có thuốc (MPR) thường được định nghĩalà “tỷ lệ (hoặc phần trăm) của ngày cung cấp thuốc đã đạt được trong khoảng thời gian xác định hoặc qua một khoảng thời gian sử dụng thuốc”
  • Tỷ lệ số ngày thuốc được sử dụng thích hợp (PDC) dựa vào số ngày mà thuốc được sử dụng đúng theo tỷ lệ số ngày trong giai đoạn quan sát.

Tuân thủ điều trị thuốc kém khá phổ biến, đặc biệt ở các nước đang phát triển

Tuân thủ điều trị “đầy đủ” với trường hợp của bất kỳ bệnh nhân nào thường được xác định ít hơn 80% cho một trong các biện pháp MPR hoặc PDC.7 Các nghiên cứu sử dụng số liệu này cho thấy tỷ lệ tuân thủ trên toàn cầu xấp xỉ 50%, điều đó có nghĩa là khoảng một nửa số thuốc sau khi được kê đơn không được sử dụng,8 tỷ lệ tuân thủ thậm chí còn thấp hơn ở các nước đang phát triển.9

Tuân thủ vẫn còn là một cơ hội quan trọng để cải thiện hiệu quả

Mặc dù chi phí cần thiết phải chi trả liên quan đến các triệu chứng chóng mặt và tiềm năng quan trọng cho can thiệp dược lý, các mô hình tuân thủ điều trị chóng mặt vẫn chưa được nhắc đến nhiều trong các tài liệu y văn.10 Tuy nhiên, trong khi chưa có nghiên cứu có giá trị về chứng chóng mặt thì mô hình tuân thủ thuốc giảm đau có thể đem lại nhiều thông tin. Các mức độ tuân thủ cho các cơn đau mạn tính thấp đáng ngạc nhiên, với tỷ lệ không tuân thủ điều trị thuốc giảm đau cao tới 62%.11 Xu hướng này có thể do người bệnh ít tuân thủ hoặc thậm chí ngừng điều trị khi các triệu chứng thuyên giảm, do đó, hành vi tương tự có thể được dự đoán phù hợp với bệnh chóng mặt. Tỷ lệ hành vi không tuân thủ cao hơn ở các nước đang phát triển, và tuân thủ kém về điều trị dược lý đối với các bệnh mạn tính khác có liên quan đến việc kiểm soát kém các yếu tố nguy cơ bệnh tật, tăng nguy cơ tử vong, tăng chi phí cho mỗi người bệnh rất cao.7 May thay, khoa học hành vi cung cấp nhiều chiến lược mà bác sĩ có thể sử dụng trong thực tế để tăng mức độ tuân thủ của người bệnh.

Tài liệu tham khảo

  1. Rachelle Louise Cutler et al. (2018). “Economic impact of medication non-adherence by disease groups: A systematic review,” BMJ Open Journals, (8):1, Article e016982. http://doi:10.1136/bmjopen-2017-016982
  2. World Health Organization (2011). Global Health and Aging, p. 4. https://www.who.int/ageing/publications/global_health.pdf
  3. Safia Awan et al. (2017). “Pattern of neurological diseases in adult outpatient neurology clinics in tertiary care hospital,” BMC Research Notes, (10):1, p. 545. https://doi:10.1186/s13104-017-2873-5
  4. Eva Kovacs et al. (2019) “Economic burden of vertigo: A systematic review,” Health Economics Review, (9):1, p. 37. https://doi:10.1186/s13561-019-0258-2
  5. Louisa Murdin et al. (2015) “Epidemiology of balance symptoms and disorders in the community: A systematic review,” Otology & Neurotology, (36):3, pp. 387–392. https://doi:10.1097/MAO.0000000000000691
  6. Beena Jimmy & Jimmy Jose (2011). “Patient medication adherence: Measures in daily practice,” Oman Medical Journal, (26):3, pp. 155–159. https://doi:10.5001/omj.2011.38
  7. Laura Alexandra Anghel et al. (2019) “An overview of the common methods used to measure treatment adherence,” Medicine and Pharmacy Reports, (92):2, pp. 117–122. https://doi:10.15386/mpr-1201
  8. Marie T. Brown & Jennifer K. Bussell (2011). “Medication adherence: WHO cares?” Mayo Clinic Proceedings, (86):4, p. 304–14. https://doi:10.4065/mcp.2010.0575
  9. Adnan Kisa, Eduardo Sabate & Roberto Nuno-Solinis (2003). “Adherence to long-term therapies: Evidence for action,” European Journal of Cardiovascular Nursing, (19):1, pp. 28–29. https://doi:10.1016/S1474-5151(03)00091-4
  10. Tino Prell (2019). “Adherence to medication in neurogeriatric patients: An observational cross-sectional study,” BMC Public Health, (19):1, p. 1012. https://doi:10.1186/s12889-019-7353-5
  11. L. Timmerman et al. (2016). “Prevalence and determinants of medication non‐adherence in chronic pain patients: a systematic review,” ACTA Anesthesiologica Scandanvica, (60):4, pp. 416–431. https://doi.10.1111/aas.12697